Cách ôn thi TOEIC đạt điểm cao theo từng phần
– Tự đặt câu miêu tả những thứ quanh mình hoặc các hoạt động đang diễn ra. Từ nào không chắc chắn về phát âm thì tra cứu cụ thể trong từ điển. Học các từ vựng về các đồ vật xung quanh.
1/ PHẦN I – PICTURE DESCRIPTION (MIÊU TẢ TRANH
– Tự đặt câu miêu tả những thứ quanh mình hoặc các hoạt động đang diễn ra. Từ nào không chắc chắn về phát âm thì tra cứu cụ thể trong từ điển. Học các từ vựng về các đồ vật xung quanh.
– Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên báo chí, trong tranh ảnh. Miêu tả các bức ảnh cho một ai đó nghe bằng tiếng anh hoặc viết lời mô tả cho nó.
– Học cẩn thận cách phát âm để trả lời được những câc hỏi có các từ phát âm gần giống nhau.
2/ PHẦN II – QUESTION – RESPONSE (CÂU HỎI – TRẢ LỜI)
Bạn cần nhanh chóng xác định dạng câu hỏi (dựa vào từ để hỏi) sau khi nghe câu đề và suy nghĩ rằng câu trả lời như thế nào sẽ phù hợp. Ví dụ where: câu trả lời về địa điểm, when: địa điểm…
3/ PHẦN III – SHORT CONVERSATION (HỘI THOẠI NGẮN)
Luyện nghe nhiều để lúc làm bài không bị lúng túng hay thiếu tập trung. Khi bạn ôn thi TOEIC bằng các đoạn hội thoại, hãy cố nhẩm trả lời thật nhanh khi một câu hỏi được đưa ra trước khi được nghe câu trả lời, hay nghĩ ra dạng đáp án trả lời câu hỏi đó. Như vậy, bạn vừa có thể tập trung vào bài nghe, vừa nhớ nội dung, cấu trúc nói … và đồng thời luyện tập khả năng phản ứng nhanh khi thi.
4/ PHẦN IV – SHORT TALK (BÀI NÓI NGẮN)
Phần này cần luyện nghe nhiều và trí nhớ tốt để ghi nhớ nội dung bài nói. Bạn có thể luyện trí nhớ bằng cách thử tóm tắt bằng một bản tin hay bài nói bằng Tiếng anh.
5/ PHẦN V – INCOMPLETE SENTENCES (HOÀN THÀNH CÂU)
Các câu hỏi trong phần này có thể liên quan tới:
Từ vựng: danh từ, động từ, bổ ngữ, từ gốc và từ phái sinh, những từ nghĩa mơ hồ, không rõ ràng…
Ngữ pháp: giới từ, sự kết hợp của câu, từ, thì của động từ, cụm động từ, động từ giả định, câu hỏi đuôi, trạng từ…
Học tốt ngữ pháp và từ vựng mới có thể giúp bạn làm tốt phần này. Nên đọc nhiều sách báo, tạp chí… bằng tiếng Anh vì nó giúp bạn củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp và có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực.
6/ PHẦN VI – INCOMPLETE TEXTS (HOÀN THÀNH ĐOẠN VĂN)
Những vấn đề lưu ý ở phần V cũng sẽ giúp bạn làm tốt phần này. Bên cạnh đó, nên tìm đọc các đoạn thư, thông báo… ngắn để làm quen với dạng bài và mẫu câu trong phần này. Việc đó sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ trước dạng đề và có thể dễ dàng xác định được đáp án cần phải chọn.
7/ PHẦN VII – READING COMPREHENSION (PHẦN 7 – ĐỌC HIỂU)
Phần thi này giúp bạn có thể đạt được điểm tối đa. Bạn nên đọc nhiều dạng báo chí bằng tiếng Anh với nội dung đa dạng, phong phú, vừa kết hợp tập thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thông tin. Như vậy sẽ giúp bạn phản ứng nhanh trong lúc làm bài. Cách làm bài là đọc lướt qua để xác định nội dung từng phần của bài đọc, sau đó đọc câu hỏi, rồi mới đọc kĩ phần có nội dung cần thiết cho câu hỏi (đã được xác định khi đọc lướt) để tìm ra đáp án.